Khi Việt Nam bắt đầu đẩy mạnh hòa nhập với nền kinh tế thế giới bằng việc tham gia nhiều tổ chức thương mại khác nhau, lĩnh vực xuất nhập khẩu ngày càng được xem trọng hơn. Đây là lĩnh vực giúp lưu thông hàng hóa giữa các quốc gia, tạo nên hay thắt chặt các mối quan hệ kinh doanh quốc tế, mở rộng thị trường, thúc đẩy kinh tế trong nước. Đối với lĩnh vực này có khá nhiều thuật ngữ mà người làm trong ngành phải nắm rõ, trong đó có một từ họ thường xuyên dùng đó là “shipping mark”. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem “shipping marks” là gì nhé!
Khái niệm về shipping marks
Theo Cẩm Thạch Company – đơn vị chuyên xuất nhập khẩu hàng hóa hàng đầu hiện nay thì khi xuất khẩu hàng hóa, có rất nhiều sự cố phát sinh như hàng không thể thông quan, hàng bị nhầm lẫn… Do đó, shipping marks ra đời (tên khác là nhãn hiệu vận chuyển) là một nhãn được viết dưới dạng chữ, chữ số hay ký hiệu … và dán lên hàng hóa trước khi món hàng được chuyển đi. Mục đích của shipping mark chính là đảm bảo quá trình xuất khẩu hàng hóa được thuận lợi, kể cả trong trường hợp người nhập khẩu không có yêu cầu về shipping marks. Shipping marks có thể được sản xuất dưới các hình thức như dạng in, dạng ký tự, ảnh chụp văn bản, bảng in, hình vẽ, nhãn đúc, nhạn chạm hoặc nhãn khắc hay thậm chí là viết tay.
Các chuyên gia vận chuyển tại Nam Phú Thịnh (công ty vận chuyển hàng hóa uy tín) cho cũng nhận định Shipping marks thể hiện đầy đủ thông tin của hàng hóa để giúp người vận chuyển dễ dàng sắp xếp và chuyển đi, đồng thời giúp nhận dễ dàng kiểm tra hàng hóa. Những nội dung thể hiện trên shipping marks thông thường là những thông tin dưới đây:
- Tên hàng hóa bằng tiếng Anh
- Thứ tự sắp xếp các kiện hàng hóa
- Số thứ tự của kiện hàng/ tổng số kiện
- Mã ký hiệu phân loại của mặt hàng
- Tên đơn bị sản xuất
- Tên đơn vị nhập khẩu
- Tên đơn bị xuất khẩu
- Nguồn gốc hàng hóa: Made in Vietnam
- Lưu ý về bảo quản, sắp xếp, vận chuyển hàng hóa nếu có (nhiệt độ, tình trạng dễ vỡ…)
Một số lưu ý trong quy định của Chính phủ về nhãn hàng hóa
Nghị định 89/200 6/NĐ-CP về nhãn hàng hoá có quy định cụ thể một số điều mà bạn cần lưu ý sau đây:
Theo điều 5. Hàng hoá phải ghi nhãn:
- Mọi hàng hóa lưu thông trong nước, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải ghi nhãn theo quy định trừ các trường hợp: hàng hoá là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng; hàng hoá là nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu xây dựng, phế liệu không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng
- Hàng hoá thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng; chất phóng xạ, hàng hoá sử dụng nhằm khắc phục thiên tai, dịch bệnh; phương tiện giao thông đường sắt, đường thuỷ, đường không; hàng hoá do các cơ quan nhà nước tịch thu đem bán đấu giá, thanh lý sẽ có quy định riêng
Điều 6. Vị trí nhãn hàng hoá
- Nhãn hàng hoá phải được gắn vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, thể hiện đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hoá
- Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì phải dán nhãn trình bày đầy đủ nội dung lưu ý
- Những nội dung tối thiểu cần thiết phải ghi trên nhãn: tên hàng hoá; tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá; định lượng; ngày sản xuất; hạn sử dụng; xuất xứ hàng hoá hoặc chỉ ra nơi ghi các nội dung trong tài liệu kèm theo hàng hoá.
Điều 9. Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hoá
- Bắt buộc thể hiện bằng tiếng Việt, trừ một số trường hợp sau:tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt; tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hoá học, công thức cấu tạo của hoá chất; tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hoá trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa; tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài sản xuất, nhượng quyền sản xuất hàng hoá.
- Có thể ghi bằng ngôn ngữ khác nhưng ý nghĩa phải tương đương với tiếng Việt, và kích thước của chữ ghi ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt
- Nếu nhãn hàng hóa không thể hiện bằng tiếng Việt thì nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt với ý nghĩa tương ứng nhãn gốc, đồng thời giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá
Tầm quan trọng của shipping marks
Chắc hẳn ai cũng hiểu rõ tầm quan trọng của shipping marks, nên Chính phủ nước ta và các nước trên thế giới đã có quy định hẳn hoi về nó nhằm đảm bảo việc giao dịch quốc tế được thuận lợi, góp phần phát triển kinh tế đất nước và thể hiện sự chuyên nghiệp trong mọi giao dịch thương mại. Cụ thể, chúng ta có thể thấy shipping marks có những vai trò dưới đây:
Shipping marks bằng chữ và ký hiệu:
- Giúp đơn vị vận chuyển nhận dạng hàng hóa dễ dàng để thực hiện các quy trình phân biệt, xếp loại các mặt hàng một cách chính xác
- Giúp giảm tỷ lệ sai sót khi giao hàng đến tay người nhận trong quá trình phân loại hàng hóa
- Giúp hạn chế hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển, sắp xếp bằng những lưu ý được ghi rõ trên shipping mark, đặc biệt đối với những mặt hàng mềm, dễ vỡ, dễ cong hay nhàu nát
- Đảm bảo an toàn khi vận chuyển hàng nguy hiểm, người vận chuyển cần chú ý những kiện hàng có shipping marks là hàng hóa độc hại, nguy hiểm nên cần cẩn thận và chuẩn bị sẵn mọi tình huống xấu có thể xảy ra.
- Giúp đơn vị sản xuất và vận chuyển không bị phạt hải quan vì vận chuyển và bảo quản sai cách
- Giúp giải quyết nhanh chóng và hiệu quả những phát sinh trong quá trình vận chuyển nội địa ở nước nhập khẩu
- Giúp giảm tối đa các chi phí phát sinh liên quan đến hàng hóa như giao nhầm, hư hỏng hàng, thất lạc hàng, tiền phạt hải quan, tiền đền bù do chậm hàng…
- Thể hiện rõ thương hiệu của đơn vị sản xuất trên shipping marks, đồng thời mà còn thể hiện quyền về sở hữu trí tuệ giúp cho việc phát triển thương hiệu và tăng lợi nhuận kinh doanh
- Chuyên nghiệp quá quy trình xuất nhập khẩu, đặc biệt khi giao dịch với những quốc gia phát triển
Xử lý vi phạm về nhãn hàng hóa ra sao?
Quy định về xử lý vi phạm nhãn hàng hóa không ấn định một mức phạt cụ thể, mà tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu việc vi phạm về nhãn hàng hóa gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Chỉ có các cơ quan công an nhân dân, hải quan, quản lý thị trường, quản lý chất lượng hàng hoá, thanh tra chuyên ngành và các cơ quan khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn… mới được quyền kiểm tra và xử lý sai phạm theo quy định pháp luật.
Theo khoản 4 Điều 31 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP, mức phạt đối với vi phạm shipping marks được quy định cụ thể như sau:
- Đối với hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng: áp dụng mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
- Đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng: áp dụng mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
- Đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng: áp dụng mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
- Đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng: áp dụng mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
- Đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng: áp dụng mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
- Đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng: áp dụng mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng
- Đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng: áp dụng mức phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
- Đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng: áp dụng mức phạt tiền từ 100.000.000 đồng trở lên
Shipping marks có vai trò rất quan trọng trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, không chỉ tăng hiệu quả quy trình xuất – nhập khẩu mà còn giúp tránh những phát sinh chi phí liên quan đến tiền phạt từ Cơ quan chức năng cũng như tiền hàng, để tránh những sai sót và thâm hụt chi phí không đáng có bạn có thể tìm đến các dịch vụ ship hộ hàng Trung Quốc để được hỗ trợ tốt nhất. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn sẽ thực hiện quy trình dán shipping marks hiệu quả.